Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Tác giả PHẠM NGỌC THẮNG
Ngày đăng 30/ 08/ 2017
Bình luận 3 Bình luận
Dịch thuật nói chung và dịch thuật kinh điển tôn giáo nói riêng là một phương thức truyền tải văn hóa quan trọng. Ở Việt Nam, theo nhà nghiên cứu Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, dịch thuật kinh Phật đã có tác động đến nhiều khía cạnh đời sống văn hóa dân tộc.
Dịch thuật kinh điển Phật giáo có ở Việt Nam từ rất sớm. Sách Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục (1752) có ghi, Già Ca Đồ Lê (Ksudra) và Ma Ha Kỳ vực (Marajivaca) người ấn Độ từng đến một trung tâm dịch thuật kinh điển ở Giao Châu (Việt Nam thời Bắc thuộc) vào thế kỷ thứ II. Sách Cao tăng truyện (Huệ Hạo (497 – 554) thời nhà Lương biên soạn) và Khai nguyên thích giáo lục (đời Đường, Trí Thăng soạn) còn ghi Khương Tăng Hội đã đến Giao Châu tu hành và dịch sách Phật. Sách này cũng ghi Chi Cường Lương Tiếp (người Trung Á) từng dịch kinh Pháp hoa tam muội tại Giao Châu năm 225… Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Trần Trọng Dương cho rằng: “những thông tin trên chỉ cho phép đi đến nhận định là vào thời thuộc Bắc, ở Giao Châu đã có hiện tượng chuyển dịch kinh Phật. Khó có thể xác quyết rằng đó là dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Việt, hoặc dễ hiểu hơn ngôn ngữ đích có lẽ là tiếng Hán. Vì thời đó, ngôn ngữ bản địa đang tồn tại ở một trạng thái khác với tiếng Việt sau này. Bên cạnh đó, giới khảo cổ học, thư tịch học đến nay cũng không thể tìm thấy di văn hay tác phẩm dịch thuật nào từ thế kỷ X trở về trước”.
Việt Nam còn lưu giữ được nhiều bản dịch kinh Phật, như Di Lạp chân kinh diễn âm (1944), các tác phẩm của Phúc Điền hòa thượng (thế kỷ XIX), Chân Nguyên thiền sư (thế kỷ XVIII), Hương Hải thiền sư (thế kỷ XVII)… Dịch phẩm được coi là cổ nhất là bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh. Gs, Ts Nguyễn Quang Hồng từng chứng minh đây là tác phẩm được chuyển ngữ sang tiếng Việt (dưới hình thức chữ Nôm) vào quãng thế kỷ XII. Tiếp đó là cuốn Thiền tông khóa hư ngữ lục của Trần Thái Tông, được thiền sư, y sư Tuệ Tĩnh dịch Nôm vào cuối thế kỷ XIV, có thể coi là 1 trong 2 áng văn xuôi bằng tiếng Việt còn lại của thời Lý – Trần. 2 dịch phẩm này, cùng với phú Nôm của Phật hoàng Trần Nhân Tông là 3 tư liệu văn hiến sớm nhất mang bản sắc Việt còn lại cho đến nay.
Từ các văn bản hiện còn, có thể khẳng định dịch thuật kinh Phật có ít nhất khoảng 1.000 năm trở lại đây. Nhưng, theo nhà sử học Dương Trung Quốc: chắc rằng dịch thuật kinh Phật từ Hán sang Việt còn có từ trước đó, nhưng không tìm được các văn bản dịch. Bởi trong lịch sử, nước Việt có 2 đứt đoạn lớn về văn hóa. Đó là đứt đoạn từ thời Hùng Vương đến thời An Dương Vương, với hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, cùng với áp đặt hệ thống chính trị là chính sách đồng hóa văn hóa, nên dấu tích về thời Hùng Vương đến nay rất mờ nhạt. Và đứt đoạn 20 năm ở thế kỷ XV, khi nhà Minh sang xâm lược. Đó là tổn hại văn hóa rất lớn, khi đất nước đã đạt đến trình độ nhất định, thì sau đó, rất nhiều của cải vật chất và tinh thần đã bị phá hủy.
Qua các tài liệu thư tịch Hán Nôm còn lại cho tới ngày nay, có thể thấy ảnh hưởng của dịch thuật kinh Phật đối với văn hiến Việt Nam. Theo Trần Trọng Dương, dịch thuật kinh Phật đóng góp lớn ở 3 khía cạnh: ngôn ngữ, văn tự và thư tịch. Việc dịch thuật kinh Phật có thể coi là điều kiện để hoàn thiện tiếng Việt. Trong môi trường dịch thuật, các từ Hán Việt cũng như các thuật ngữ Phật giáo đã được du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt. Đây cũng là nhân tố quan trọng nhất để ngôn ngữ bản địa tách khỏi tiếng Việt Mường, định hình như một thứ tiếng dân tộc Việt ngày nay. Có những từ đã đi vào tiếng Việt đến mức ít người nhận ra như: kiếp, nhân duyên, hằng hà sa số. Hay chùa chiền vốn được dịch từ chữ thiền tự. Hoặc, từ Bụt vốn là âm cổ của từ Phật trước đời Đường, nhưng vào văn hóa Việt Nam, Bụt đã được Việt hóa hoàn toàn, trở thành một ông Tiên chuyên cứu giúp người lành… Đến nay, các từ ngữ thuật ngữ Phật giáo (qua từ điển Phật học Hán – Việt, 1998) đã lên đến khoảng 20.000 từ, và gia nhập vào tiếng Việt với số lượng chưa thống kê được. Cuốn Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1998) mới chỉ tiếp thu khoảng 390 từ.
Trong lịch sử, việc dịch thuật kinh Phật và in khắc ván được thực hiện ngay tại các chùa. Ở miền Bắc hiện còn nhiều chùa lưu giữ được các ván in này. Việc dịch thuật và in khắc góp phần lưu giữ các tác phẩm cho các thế hệ sau, có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ người Việt. Thực tế, những tác phẩm thời phong kiến còn đến ngày nay phần nhiều là tác phẩm Phật giáo, trong đó các dịch phẩm chữ Nôm chiếm vị trí không nhỏ. Có thể nói, chữ Nôm đã trở thành công cụ dịch thuật kinh Phật từ tiếng Hán sang tiếng Việt trong suốt 1000 năm qua.
Ảnh hưởng của dịch thuật kinh Phật không chỉ dừng ở ngôn ngữ hay văn tự, mà theo Ts Nguyễn Xuân Diện – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, qua đó, người ta còn có thể nhận ra văn hiến Việt Nam đã được truyền lại như thế nào, những vấn đề về lịch sử văn học, tôn giáo… Để làm sáng tỏ những ảnh hưởng này đòi hỏi sự nghiên cứu liên ngành và nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt.
Nguồn: mantico.hatvan.vn
3 Bình luận
Unligue
Tamoxifen stimulated tumor growth has been observed in human endometrial tumors implanted into athymic animals can i buy cialis online To date, both have been shown to be beneficial when compared with tamoxifen alone, although controversy exists as to which approach is superior
Gyloals
Rufnog [url=https://oscialipop.com]Cialis[/url] buy cheap cialis discount online cialis 100mg pills Eewaom Information Amoxicillin https://oscialipop.com - cialis online purchase
Gyloals
Drdjpb [url=https://oscialipop.com]Cialis[/url] Pljhwy Cialis 36 Heures buy cialis professional Cialis 20mg 12 Stuck Gunstig https://oscialipop.com - non prescription cialis online pharmacy Exosomes can transport cargo including ncRNAs and other molecules that are functional in recipient cells. Ycpjhb